Trang chủ Tài liệu ôn thi Tài liệu lý thuyết 450 câu hỏi trắc nghiệm hạng B, C – Phần 2
Trường dạy lái xe Thống Nhất xi giới thiệu đến các bạn tập 450 câu hỏi thi trắc nghiệm bằng lái xe ô tô hạng B1, B2, C. Hi vọng sẽ giúp các bạn ôn thi đạt kết quả tốt nhất.
Khái niệm “phần đường xe chạy” được hiểu như thế nào là đúng?
1- Là phần của đường bộ được sử dụng cho các phưng tiện giao thông qua lại.
2- Là phần đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại, dải đất dọc hai bên đường để bảo đảm an toàn giao thông.
3- Là phần đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại, các công trinh, thiết bị phụ trợ khác và dải đất dọc hai bên đường để đảm bảo an toàn giao thông.
Bảo vệ trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của ai?
1- Là trách nhiệm của ngành Giao thông vận tải và ngành Công an.
2- Là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3- Là trách nhiệm của cảnh sát giao thông.
Tại nơi có biển hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu nào?
1- Biển báo hiệu cố định.
2- Báo hiệu tạm thời.
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong hầm đường bộ ngoài việc phải tuân thủ các quy tắc giao thông còn phải thực hiện quy định nào dưới đây?
1- Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn; xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật sáng báo hiệu; chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định.
2- Xe cơ giới phải bật đèn ngay cả khi đường hầm sáng; phải cho xe chạy trên một là đường và chỉ chuyển làn ở nơi được phép; được quay đầu xe, lùi xe khi cần thiết.
3- Xe máy chuyên dùng phải bật đèn ngay cả khi đường hầm sáng; phải cho xe chạy trên một làn đường và chỉ chuyển làn ở nơi được phép; được quay đầu xe, lùi xe khi cần thiết.
Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách như thế nào?
1- Khi tham gia giao thông đường bộ.
2- Chỉ khi tham gia giao thông trên đường quốc lộ; khi vực đô thị.
Người ngồi trên xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách như thế nào?
1- Khi tham gia giao thông đường bộ.
2- Chỉ khi đi trên đường cao tốc.
Cơ quan nào quy định các đoạn đường cấm, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe, lắp đặt báo hiệu đường bộ thuộc địa phương quản lý?
1- Cơ quan quản lý giao thông vận tải.
2- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3- Cơ quan cảnh sát giao thông đường bộ.
4- Thanh tra giao thông đường bộ.
Đường bộ trong khu vực đông dân cư gồm những đường nào?
1- Đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, nội thị trấn, khu công nghiệp có đông người và phương tiện tham gia giao thông.
2- Đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và những đoạn đường bộ được xác định từ vị trí có hiệu lực của biển báo hiệu “Bắt đầu khu đông dân cư” đến vị trí có hiệu lực của biển báo hiệu “Hết khu đông dân cư”
3- Đường bộ có đông người, phương tiện tham gia giao thông và những đoạn đường bộ được xác định từ vị trí có hiệu lực của biển báo hiệu “Bắt đầu khu đông dân cư” đến vị trí có hiệu lực của biển báo hiệu “Hết khu đông dân cư”.
Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông phải dừng lại ngay và giữ khoảng cách tối thiểu bao nhiêu mét tính từ ray gần nhất?
1- 5,00m.
2- 3,00m.
3- 4,00m.
4- 7,00m.
Người lái xe mô tô xử lý như thế nào khi cho xe mô tô phía sau vượt?
1- Lái xe vào lề đường bên phải và giảm tốc độ để xe phía sau vượt qua.
2- Lái xe vào lề đường bên trái và giảm tốc độ để xe phía sau vượt qua.
3- Lái xe vào lề đường bên phải và tăng tốc độ để xe phía sau vượt qua.
Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào?
1- Phải nhường đường cho xe đi bên phải.
2- Xe báo hiệu xin đường trước xe đó được đi trước.
3- Phải nhường đường cho xe đi bên trái.
Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1- Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.
2- Xe báo hiệu xin đường trước xe đó được đi trước.
3- Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.
Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt thì loại phương tiện nào được quyền ưu tiên đi trước?
1- Phương tiện nào bên phải không vướng.
2- Phương tiện nào ra tín hiệu xin đường trước.
3- Phương tiện giao thông đường sắt.
Khái niệm “công trình đường bộ” được hiểu như thế nào là đúng?
Công trình đường bộ gồm:
1- Đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu.
2- Rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra trọng tải xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ khác.
3- Đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trong khu vực nhà ga đường sắt, cảng giao thông.
Khái niệm “khổ giới hạn của đường bộ” được hiểu như thế nào là đúng?
1- Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.
2- Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm trên đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.
3- Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao của cầu, bến phà, hầm trên đường bộ để các xe đi qua được an toàn.
Khái niệm “đường cao tốc” được hiểu như thế nào là đúng?
1- Là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.
2- Là đường chỉ dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều ngược nhau riêng biệt; không giao cắt cùng mức với đường khác; bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ đảm bảo giao thông, an toàn và rút ngắn thời gian hành trình.
Khái niệm “đường chính” được hiểu như thế nào là đúng?
1- Đường chính là đường đảm bảo giao thông chủ yếu trong khu vực.
2- Đường chính là đường quốc lộ được đặt tên, số hiệu do cơ quan có thẩm quyền phân loại và quyết định.
3- Đường chính là đường trong đô thị hoặc đường tỉnh.
“Phương tiện giao thông đường bộ” gồm những loại nào?
1- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
2- Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng.
3- Cả hai ý nêu trên.
Khái niệm “phương tiện giao thông thô sơ đường bộ” được hiểu thế nào là đúng?
1- Gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
2- Gồm xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người khuyết tật và xe máy chuyên dùng.
3- Gồm xe ô tô, máy kéo, rơ mooc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
“Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông” gồm những đối tượng nào?
1- Người điều khiển xe cơ giới, người điều khiển xe thô sơ.
2- Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Khái niệm “dừng xe” được hiểu như thế nào là đúng?
1- Dừng xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian để cho người lên, xuống phương tiện đó, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
2- Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
3- Cả hai ý nêu trên.
Khái niệm “đỗ xe” được hiểu như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1- Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông có giới hạn trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện đó, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
2- Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.
3- Cả hai ý nêu trên.
Hành vi đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ có bị nghiêm cấm hay không?
1- Không bị nghiêm cấm.
2- Bị nghiêm cấm.
3- Bị nghiêm cấm tùy theo các tuyến đương.
4- Bị nghiêm cấm tùy theo loại xe.
Trong hoạt động vận tải đường bộ, các hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?
1- Vận chuyển hàng cấm lưu thông.
2- Vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã.
Trong hoạt động vận tải khách, những hành vi nào ghi ở dưới đây bị nghiêm cấm?
1- Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo khách hàng; bắt ép khách hàng sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn.
2- Chuyển tải, xuống xe khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.
Những hành vi nào ghi ở dưới đây bị nghiêm cấm?
1- Sử dụng hè phố để đi bộ.
2- Sử dụng lòng đường, lề đường trái phép.
3- Sử dụng hè phố trái phép.
Ở những nơi nào không được quay đầu xe?
1- Ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.
2- Tại nơi đường bộ giao nhau cũng mức.
3- Trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.
Ở những nơi nào không được lùi xe?
1- Ở khu vực cho phép đỗ xe.
2- Ở khu vực cấm dừng và trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.
3- Nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, đường cao tốc.
Người điều khiển phương tiện giao thông trên đường phố có được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước không?
1- Được dừng xe, đỗ xe trong trường hợp cần thiết.
2- Không được dừng xe, đỗ xe.
3- Được dừng xe, đỗ xe.
4- Được dừng xe.
Khi điều khiển xe trên đường cao tốc, những việc nào không được phép?
1- Cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường; quay đầu xe, lùi xe; cho xẹ chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo, sơn kẻ trên mặt đường.
2- Cho xe chạy quá tốc độ tối thiểu và dưới tốc độ tối đa ghi trên biển báo, sơn kẻ trên mặt đường.
3- Dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định.
Khi xe kéo xe và xe kéo rơ mooc, những hành vi nào không được phép?
1- Xe rơ mooc, xe kéo sơ mi rơ mooc kéo thêm rơ mooc hoặc xe khác.
2- Chở người trên xe được kéo; kéo theo xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô.
3- Chở hàng trên rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc.
Việc họp chợ, tụ tập đông người trái phép, thả rông súc vật trên đường bộ có được phép hay không?
1- Không được phép.
2- Được phép.
3- Được phép trong một số trường hợp cụ thể.
Người tham gia giao thông phải chấp hành quy tắc nào dưới đây?
1- Phải đi bên trái của đường đi, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành biển báo hiệu đường bộ; xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe phải thắt dây an toàn.
2- Phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ; xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
Khi điều khiển xe chạy trên đoạn đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế người lái xe muốn vượt xe khác thì phải xử lý như thế nào?
1- Nháy đèn pha kết hợp với tín hiệu còi cho xe trước biết để xe mình vượt.
2- Không được vượt.
3- Nếu thấy không có xe đi ngược chiều và đường đủ rộng thì có thể cho xe vượt qua nhưng phải bảo đảm an toàn.
Khi vượt xe khác người lái xe phải thực hiện như thế nào?
1- Phải báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và nơi đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
2- Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật ở phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
Khi điều khiển xe chạy trên đường biết có xe sau xin vượt nếu có đủ điều kiện an toàn người lái xe phải làm gì?
1- Tăng tốc độ và ra hiệu cho xe sau vượt, không được gây chở ngại cho xe sau vượt.
2- Người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về phía bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại cho xe sau vượt.
3- Cho xe tránh về phía bên trái mình và ra hiệu cho xe sau vượt; nếu có chướng ngại vật phía trước hoặc thiếu điều kiện an toàn chưa vượt được phải tín hiệu cho xe sau biết; cấm gây trở ngại cho xe xin vượt.
Trong khu dân cư, ở nơi nào cho phép người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng được quay đầu xe?
1- Ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
2- Ở nơi đường rộng để cho các loại xe chạy một chiều.
3- Ở bất kỳ nơi nào.
Khi lùi xe người lái xe phải làm gì để bảo đảm an toàn?
1- Quan sát phía trước và cho lùi xe.
2- Lợi dụng nơi đường giao nhau đủ chiều rộng để lùi.
3- Phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi.
Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau như thế nào?
1- Người điều khiển phải tăng tốc độ.
2- Người điều khiển phải cho xe đi về bên trái theo chiều xe chạy của mình.
3- Người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.
Bên trái đường một chiều, người lái xe có được dừng, đỗ xe hay không?
1- Được dừng, đỗ xe tùy từng trường hợp cụ thể nhưng phải đảm bảo an toàn.
2- Không dừng xe, không được đỗ xe.
3- Không được dừng xe, đỗ xe.
Người lái xe được dừng xe, đỗ xe trong các trường hợp nào sau đây?
1- Trên đường có bề rộng đủ cho hai làn xe, ngoài phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức.
2- Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức.
3- Trên đường có bề rộng đủ cho một làn xe, ngoài phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức.
Người điều khiển phương tiện khi muốn dừng hoặc đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện như thế nào?
1- Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết.
2- Cho xe dừng, đỗ ở nơi đã xây dựng các điểm dừng, đỗ xe; nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều mình đi.
Khi dừng, đỗ xe tại nơi được phép trên đường phố, người điều khiển phương tiện phải tuân theo những quy định nào ghi dưới đây?
1- Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên trái theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,30 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 15 mét.
2- Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
3- Tất cả các ý trên.
Khi xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau của xe ô tô chở hàng tham gia giao thông, ban ngày và ban đêm phải có cờ, đèn báo hiệu như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1- Ban ngày phải có cờ báo hiệu màu xanh, ban đêm hoặc khi trời tối phải có đèn sáng báo hiệu.
2- Ban ngày phải có cờ báo hiệu màu đỏ, ban đêm hoặc khi trời tối phải có đèn đỏ báo hiệu.
3- Tất cả các ý nêu trên.
Xe vận tải có thùng cố định, bảo đảm an toàn giao thông được phép chở người trong trường hợp nào?
1- Chở người đi làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai hoặc thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp; chở cán bộ chiến sỹ của lực lượng vũ trang nhân dân đi làm nhiệm vụ; chở người bị nạn đi cấp cứu.
2- Chở công nhan duy tu, bảo dưỡng đường bộ; chở người đi học thực hành lái xe trên xe tập lái; chở người diễu hành theo đoàn; giải tỏa người ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
3- Được phép chở người nhưng phải đảm bảo an toàn.
Những loại xe nào khi đi làm nhiệm vụ khẩn cấp có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định không bị hạn chế tốc độ, có thể đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông?
1- Xe chữa cháy, xe hộ đê, xe công an, xe quân sự, đoàn xe đang diễu hành có tổ chức.
2- Xe chữa cháy, xe quân sự, xe công an, xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu, xe hộ đê, đoàn xe có cảnh sát dẫn đường, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
3- Xe chữa cháy, xe quân sự, xe công an, xe cứu thương, xe hộ đê, đoàn xe có cảnh sát dẫn đường, đoàn xe đang diễu hành có tổ chức, đoàn xe tang, xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai theo quy định của pháp luật.
Thứ tự xe nào được quyền ưu tiên trước khi qua đường giao nhau?
1- Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu.
2- Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ đặc biệt khẩn cấp; đoàn xe có cảnh sát dẫn đường.
3- Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ.
Khi qua phà, qua cầu phao người lái xe phải làm gì để đảm bảo an toàn?
1- Đến bến phà, cầu phao các loại xe phải xếp hàng trật tự, đúng nơi quy định, không làm cản trở giao thông; xuống phà, đang ở trên phà và khi lên bến, mọi người phải xuống xe, trừ người điều khiển xe cơ giới, người bệnh, người già yếu và người khuyết tật.
2- Xe cơ giới phải xuống phà trước, xe thô sơ, người đi bộ xuống phà sau; khi lên bến, người đi bộ đi trước, các phương tiện giao thông lên sau theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông.
3- Xe cơ giới phải xuống phà sau, xe thô sơ, người đi bộ xuống phà trước.
Trên đường cao tốc, người lái xe phải dừng xe, đỗ xe như thế nào?
1- Không được dừng xe, đỗ xe hoặc chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi đường rộng, nếu dừng, đỗ xe ở nơi đường hẹp phải có báo hiệu để người lái xe khác biết.
2- Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định, trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.
3- Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi đường rộng; trường hợp dừng xe, đỗ xe tại nơi đường hẹp phải có báo hiệu để người lái xe khác biết để bảo đảm an toàn.
Xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn tham gia giao thông cần tuân thủ theo quy định nào ghi ở dưới đây?
1- Phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp phép và phải thực hiện các biện pháp bắt buộc để bảo vệ đường bộ, bảo đảm an toàn giao thông.
2- Chủ phương tiện và lái xe chỉ cần thực hiện biện pháp để hạn chế việc gây hư hại đường bộ.
3- Được tham gia giao thông khi cần thiết.
Việc nối kéo với xe được kéo trong trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không có hiệu lực thì phải dùng cách nào?
1- Dùng dây cáp có độ dài 10m.
2- Dùng dây cáp có độ dài 5m.
3- Dùng thanh nối cứng.
Xe kéo rơ mooc khi tham gia giao thông phải tuân thủ điều kiện nào ghi ở dưới dây?
1- Phải có tổng trọng lượng lớn hơn tổng trọng lượng của rơ mooc hoặc phải có hệ thống hãm có hiệu lực cho rơ mooc.
2- Phải có tổng trọng lượng tương đương tổng trọng lượng của rơ mooc hoặc phải có hệ thống hãm của rơ mooc.
Xe ô tô kéo xe khác thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1- Được kéo theo một xe ô tô hoặc xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được và phải đảm bảo an toàn; xe được kéo phải có người điều khiển và hệ thống lái của xe đó phải còn hiệu lực.
2- Việc nối xe kéo với xe được kéo phải đảm bảo chắc chắn, an toàn; trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không còn hiệu lực thì xe kéo nhau phải nối bằng thanh nối cứng.
3- Được kéo thêm nhiều xe khác nhưng phải bảo đảm chắc chắn, an toàn; trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không còn hiệu lực thì xe kéo nhau phải nối bằng dây cáp có độ dài phù hợp.
Người phát hiện công trình đường bộ bị hư hỏng hoặc bị xâm hại, hành lang an toàn đường bộ bị lấn chiếm phải có trách nhiệm gì?
1- Kịp thời báo cho Ủy ban nhân dân, cơ quan quản lý đường bộ hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý.
2- Trường hợp cần thiết phải có biện pháp báo hiệu ngay cho người tham gia giao thông biết.
Khi tập lái xe ô tô, người và xe tập lái phải đảm bảo các điều kiện gì?
1- Người tập lái xe phải thực hành lái xe trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
2- Xe tập lái phải có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực, có đủ hệ thống phanh phụ còn hiệu lực, thùng xe phải có mui che mưa, nắng và có ghế chắc chắn cho học sinh ngồi, tên cơ sở đào tạo được kẻ trên xe theo quy định; có giấy phép xe tập lái do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực; nộp phí sử dụng đường bộ theo quy định.
Người có giấy phép lái xe hạng B2 được điều khiển loại xe nào?
1- Xe ô tô chở người trên 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải; máy kéo có trọng tải trên 3,5 tấn.
2- Xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải; máy kéo có trọng tải dưới 3,5 tấn.
3- Xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; xe ô tô tải; máy kéo có trọng tải trên 3,5 tấn.
Người có giấy phép lái xe hạng C được điều khiển loại xe nào?
1- Xe ô tô chở người trên 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải; máy kéo có trọng tải trên 3,5 tấn.
2- Xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; xe ô tô tải; máy kéo có trọng tải trên 3,5 tấn.
3- Xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải; máy kéo có trọng tải dưới 3,5 tấn.
Người lái xe phải giảm tốc độ đến mức không gây nguy hiểm (có thể dừng lại một cách an toàn) trong trường hợp nào?
1- Khi có biển báo hiệu hạn chế tốc độ hoặc có chướng ngại vật trên đường; khi tầm nhìn bị hạn chế; khi qua nơi đường giao nhau, nơi đường bộ giao nhau với đường sắt, đường vòng, đoạn đường gồ gề, trơn trượt, cát bụi.
2- Khi qua cầu, cống hẹp; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc, khi qua trường học, nơi tập trung đông người, nơi đông dân, có nhà cửa gần đường.
3- Khi điều khiển xe vượt xe khác trên đường quốc lộ.
Khi gặp một đoàn xe, một đoàn xe tang hay gặp một đoàn người có tổ chức theo đội ngũ, người lái xe phải xử lý như thế nào?
1- Bóp còi, rú ga để cắt qua đoàn người, đoàn xe.
2- Không được cắt qua đoàn người, đoàn xe.
3- Báo hiệu từ từ cho xe đi qua để đảm bảo an toàn.
Người đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì được điều khiển xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên; xe hạng B2 kéo rơ mooc (FB2)?
1- 19 tuổi.
2- 21 tuổi.
3- 20 tuổi.
Người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi (hạng E), lái xe hạng D kéo rơ mooc (FD) phải đủ bao nhiêu tuổi trở lên?
1- 23 tuổi.
2- 24 tuổi.
3- 27 tuổi.
Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi (hạng E) là bao nhiêu tuổi?
1- 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ.
2- 55 tuổi đối với nam và nữ.
3- 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ.
Người lái xe chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi (hạng D), lái xe hạng C kéo rơ mooc (FC) phải đủ bao nhiêu tuổi trở lên?
1- 23 tuổi.
2- 24 tuổi.
3- 22 tuổi.
Tài liệu khác
-
Admin 2022-08-23 09:54:35
-
450 câu hỏi trắc nghiệm hạng B, C – Phần 10
Admin 2017-06-16 05:34:25 -
450 câu hỏi trắc nghiệm hạng B, C – Phần 9
Admin 2017-06-16 05:34:18 -
450 câu hỏi trắc nghiệm hạng B, C – Phần 8
Admin 2017-06-16 05:32:04 -
450 câu hỏi trắc nghiệm hạng B, C – Phần 7
Admin 2017-06-16 05:31:26 -
450 câu hỏi trắc nghiệm hạng B, C – Phần 6
Admin 2017-06-16 05:30:42 -
450 câu hỏi trắc nghiệm hạng B, C – Phần 5
Admin 2017-06-16 05:30:02 -
450 câu hỏi trắc nghiệm hạng B, C – Phần 4
Admin 2017-06-16 05:28:32 -
450 câu hỏi trắc nghiệm hạng B, C – Phần 3
Admin 2017-06-16 05:27:19 -
450 câu hỏi trắc nghiệm hạng B, C – Phần 1
Admin 2017-06-16 05:25:31 -
MẸO NHẬN BIẾT CÁC LOẠI BIỂN BÁO - Mẹo thi lý thuyết lái xe B2
Admin 2017-06-05 19:13:53